![]() |
Trẻ Rất Tò Mò Nên Dễ Bị Điện Giật Khi Khám Phá Thế Giới Xung Quanh |
Trẻ em rất tò mò khám phá thế giới xung quanh vì thế ổ điện, thiết bị điện là nơi mà chúng thường tiếp xúc nếu người lớn không trông chừng cận thận hoặc chủ quan.
Những Nguyên Nhân Khiến Trẻ Em Thường Bị Điện Giật Trong Gia Đình
☺Dây điện thả lỏng dưới sàn nhà đã bị rách cách điện và vô tình trẻ bò chạm vào
☺Các ổ cắm điện quá thấp và không có nắp che an toàn khiến trẻ có thề cho tay hoặc vật dụng kim loại vào.
☺Ổ điện, thiết bị điện hư hỏng mà chúng ta không biết hay không để ý đề trả vô tình tiếp xúc.
☺Người lớn thiếu hiểu biết cho trẻ chơi các vật dụng đang mang điện, cho trẻ ngậm sạc điện thoại khi đang cắm điện ...
☺Hệ thống dây điện nhà quá rối rắm, chằng chịt không an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, người lớn sử dụng thiết bị khi đang bế con trên tay cũng là một nguyên nhân đáng báo động.
☺ Trẻ không được người lớn hướng dẫn về sự nguyên hiểm và nên sử dụng điện đúng cách khi đã bắt đầu biết nhận thức.
![]() |
Trẻ Bị Điện Giật Hầu Như Do Sự Chủ Quan Của Người Lớn |
Cách Phòng Tránh Tai Nạn Điện Giật Cho Trẻ Nhỏ Trong Gia Đình
👧 Chủ động lắp đặt các thiết bị ngăn chặn sự rủi ra điện giật như: RCBO, ELCB...
👧 Dạy chọ trẻ kĩ năng phòng ngừa điện giật và sử dụng điện đúng cách khi trẻ đã lớn và nhận thức được sự nguy hiểm của điện chẳng hạn: Không leo trèo trụ điện, không dùng các vật kim loại chọc vào ổ điện, không thẻ dây diều dưới đường điện...
👧 Nếu gia đình có trẻ nhỏ mà chuẩn bị xây nhà hay trường mầm nên thì nên thiết kế ổ diện cao qua tầm với của trẻ, hoặc lắp đặt các ổ cắm mà có nắp che an toàn trẻ không thò tay hay các vật dụng khác vào được.
👧 Không để các vật dụng, thiết bị điện, dây dẫn dưới đất hoặc trong tầm với của trẻ.
👧 Thực hiện việc câu, mắc điện một cách an toàn, đúng kĩ thuật, gọn gàng không bị hở.
👧Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn và hệ thống bảo vệ chống giật trong nhà xem có hoạt động tốt hay không.
👧 Người lớn không bồng bế trẻ em khi sử dụng các thiết bị điện, cắm điện.
👧 Dạy trẻ không được tự ý cắm điện, sử dụng các thiết bị điện mà không được sự cho phép và giám sát của người lớn.
![]() |
Sử Dụng Thiết Bị Chống Giật Là Một Giải Pháp An Toàn Cho Trẻ Nhỏ |
Hướng Dẫn Những Lưu Ý Cha Mẹ Nên Biết Phòng Tránh Điện Giật Cho Con Trong Nhà
- Thiết kế các ổ điện âm tường, ổ điện ngoài tầm với của các bé, nếu các ổ điện trong tầm với cần sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn bé chọc tay vào.
- Trẻ nhỏ rất thích thú, tò mò với các đồ điện gia dụng như lò vi sóng, quạt, ấm đun nước, đặc biệt là những đồ điện trang trí có hình thù, màu sắc bắt mắt. Vì vậy cần lưu ý phải để xa tầm với của trẻ, khi sử dụng xong cần cất lên cao.
- Rút phích cắm, tắt công tắc các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng, cất dây sạc điện thoại khi sạc xong.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thay thế các thiết bị đã bị cũ hỏng để đảm bảo các thiết bị điện được an toàn, không bị rò rỉ.
- Dùng các ống luồn dây điện để các đường dây điện gọn gàng và tránh bị vật nuôi hay chuột cắn.
- Sử dụng thiết bị ngắt điện cho những ổ cắm trong phòng tắm, nhà bếp và sân vườn. Những thiết bị này sẽ giúp phòng ngừa sốc điện ở những khu vực ẩm ướt.
- Sử dụng các loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu vì chấu thứ 3 của phích cắm, ổ cắm điện là chấu tiếp đất, giúp an toàn cho người sử dụng.
- Không cho trẻ dùng máy sấy tóc và các thiết bị điện khác trong phòng tắm.
- Không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào gần bồn rửa, bồn tắm hoặc bất kỳ nguồn nước nào khác.
![]() |
Nút Bịt Ổ Cắm Là Một Giải Pháp Khá An Toàn Cho Trẻ |
Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Điện Giật Trong Gia Đình
Khi phát hiện trẻ bị điện giật, cha mẹ và người lớn cần:
- Lập tức ngắt nguồn điện bằng cách rút phích cắm điện, ngắt cầu dao điện.
- Sử dụng que gỗ hay chổi, cây nhựa tách trẻ ra khỏi nguồn điện, khi thực hiện việc này tuyệt đối không đi chân trần, ướt.
- Kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch còn đập không.
- Nếu nạn nhân ngừng thở và không có mạch, tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu ngay:
Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực.
Sơ cứu bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt: với trẻ trên 8 tuổi, mỗi phút phải thực hiện 20 lần, trẻ em dưới 8 tuổi mỗi phút thực hiện từ 20-30 lần.
Sau khi thực hiện các biện phát sơ cứu cơ bản, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Việc sơ cứu cho các bé bị điện giật cần phải có sự hiểu biết, kỹ năng vì thế các phụ huynh nên tìm hiểu kĩ, tránh trường hợp hoảng loại sơ cứu sai cách khiến tai nạn thêm trầm trọng.
Hy vọng những chia sẻ kiến thức trên giúp các phụ huynh phần nào về cách phòng tránh bị điện giật ở trẻ nhỏ. Để mỗi lần trẻ chơi được an toàn, người lớn ra khỏi nhà yên tâm thì việc nên làm là tạo ra một hệ thống điện an toàn cho mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ!
0 Nhận xét