Ad Code

Blog Chia Sẻ Và Tư Vấn

Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

Nhiều bạn đang muốn biết cách đấu CB chống giật trong một tụ điện bất kì như thế nào? Các bạn không biết gì về điện thì có làm được không? Xin đừng tò mò nhiều về vấn đề này, hãy đọc xong bài chia sẻ các bạn sẽ làm được tất, yên tâm nhé, dù bạn không biết gì về điện cũng sẽ làm được, chỉ cần bạn làm theo hoặc gọi điện đề được hướng dẫn.

Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

CÁCH ĐẤU CB CHỐNG GIẬT TRONG TỤ ĐIỆN AI CŨNG LÀM ĐƯỢC

Thông thường các tủ điện trong căn hộ sẽ dùng CB làm tổng và CB chống giật sẽ dành cho một số thiết bị quan trọng đặc thù nào đó. Một số nhà dân nhỏ thì dùng CB chống giật làm tổng luôn, vấn đề này an toàn nhưng đôi lúc khá là phiền phức vì CB chống giật hay nhảy không xác định được nguyên nhân. 

Đấu CB  chống giật vào tủ điện cần quan tâm vấn đề gì? 

💥 Nếu lấy CB chống giật làm CB tổng thì cần quan tâm về dòng định mức cho cả căn hộ, nên chọn CB chống giật có Ampe bằng hoặc nhỏ hơn CB điện lực cấp vào nhà. Ví dụ CB điện lực là 32A thì CB chống giật gia đình mình sẽ là 32A, 30A, 25A... tùy phụ tải. Nhiều bạn không biết kí hiệu dòng là gì thì chỗ nào có chữ C32, C10, C25... đó là dòng định mức nhé. 


Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

CÓ NHIỀU ĐIỀU PHẢI LƯU Ý KHI ĐẤU CB CHỐNG GIẬT TRONG TỦ ĐIỆN GIA ĐÌNH

💥 Theo thiết kế  thì rất ít khi dùng CB chống giật làm CB tổng vì trong quá trình sử dụng sẽ có những lỗi khá phiền phức mà rất khó khắc phục, sửa chữa, vì thế CB chống giật thường dùng cho một số thiết bị, phòng, hệ thống nào đó đặc biệt và cần sự bảo vệ cao. 

💥 Vì thế CB chống giật trong trường hợp này sẽ lắp sau CB tổng, thiết bị có thể lắp cho nhà vệ sinh, máy nước nóng, hệ thống ổ cắm ... Tùy theo thiết kế mà lắp ở vị trí nào trong sơ đồ nguyên lý, tuy nhiên việc này cũng không nhất thiết rập khuân với những người không biết về điện mà muốn đấu CB chống giật cho gia đình. 

Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

NGUỒN CẤP CB CHỐNG GIẬT PHẢI TỪ ĐUÔI CỦA CB TỔNG NHÉ

💥 Công suất CB chống giật nên bằng hoặc thấp hơn so với CB tổng nhé!

Các bạn muốn tìm hiểu thêm về cách chọn CB chống giật đấu cho hệ thống điện trong nhà tham khảo TẠI ĐÂY

Tại sao trong một tủ điện tron gia đình là dùng nhiều loại CB, MCB, CB chống giật? 

💥 Do yêu cầu sử dụng và chức năng bảo vệ của mỗi loại thiết bị khác nhau, để cho an toàn trong việc dùng hệ thống điện một cách liên tục, khi đóng ngắt hay sự cố thiết bị này vẫn không ảnh hưởng đến hệ thống khác. 

💥 Tủ điện thường được phân ra nhiều cấp theo múc đích sử dụng như: Ổ cắm, chiếu sáng, máy nước nóng, các phòng, nhà vệ sinh, máy lạnh ... mỗi hệ thống ít nhất có một thiết bị bảo vệ có thể là CB, MCB hay RCBO, ELCB...

Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

MỘT SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ĐƠN GIẢN CHO BẠN DỄ HÌNH DUNG NHÉ

💥 Câu hỏi mà nhiều bạn muốn hỏi tại sao một đống dây bùi nhùi như mạng nhện khi đấu vào tủ điện nó lại gọn và quy cũ thế?  Đó là do trong thiết kế đã có sẵn hết là dây này dùng cho hệ thống nào rồi, tức là khi đi dây, kéo dây người ta sẽ đánh tên tuổi, nhãn mác vào đề mục đích đấu đùng thiết kế và sau này dễ vận hành. Còn nhà cấp 4 mình tự đi thì mình cũng làm tương tự như vậy thôi. 

💥 Đó là đấu theo sơ đồ nguyên lý còn người không biết về điện thì thế nào? Với CB chống giật bạn không được đấu chung trung tính hay dây pha ở một nơi nào mà bắt buộc phải đấu đúng dưới chân CB nếu là tải. Nguồn thì luôn luôn đấu trên đầu CB nhưng lưu ý cách chân của dây pha và dây trung tính cho chính xác đề thiết bị hoạt động tốt nhất. 

Hướng dẫn cách đấu CB chống giật trong tủ điện gia đình ai cũng làm được


💥 Đầu tiên bạn phải xác định được 2 đầu dây vào tủ điện từ nguồn điện lực, dây nào là dây pha dây nào là dây trung tính, hãy dùng bút thử điện để thao tác việc này rồi đánh dấu lại. 

💥 Với nhà dân mà dùng CB chống giật làm CB tổng luôn thì gài CB chồng giật vào thành giữ CB sau đó tiến hành đấu đầu dây nguồn cấp trước. Chú y cắt điện trước khi làm nhé. Nhìn vào CB chống giật chân nào ghi chữ N thì đấu dây trung tính vào đó, chân còn lại đấu dây pha. 

 

CHÂN CÓ CHỮ N LÀ ĐẤU DÂY TRUNG TÍNH (DÂY MÁT) BẠN NHÉ 

💥 Với các chân phía dưới CB chống giật cũng đấu tương tự nhé nhưng lưu ý khi dùng cb chống giật làm tổng cần có hệ thống điện đi dây riêng biệt, không dấu chung nối tắt tùy tiện, tất cả đều phải kéo về hộp nối hoặc hộp CB. Để tránh trường hợp sau này có sự cố khó sữa chữa, thay thế. 

💥 Tất cả các dây trung tính cần bo chặt lại với nhau không để rời rạc đút vào chân cb sau này dễ sút ra không an toàn, phát tia lửa điện gây cháy tiếp điểm CB, dây pha cũng làm tương tự. Phải siết chặt các chân CB khi đã cho dây vào.

💥 Với những nhà dân có thiết kế và đấu nhiều CB trong đó có CB chống giật đấu sau CB tổng thì cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn vì tủ này là tủ có thiết kế khoa học. Hãy gọi điện cho chúng tôi hỗ trợ nếu cần tư vấn trong trường hợp này nhé! Còn không hãy tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY
 


Hướng Dẫn Cách Đấu CB Chống Giật Trong Tụ Điện Dân Dụng Ai Cũng Làm Được

ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH CỦA MỘT CĂN HỘ CÓ NHIỀU CB BẢO VỆ THEO THIẾT KẾ 

💥 Thực ra về bản chất nó không khác gì nhau nhưng nó tăng cấp bảo vệ lên mà thôi, khi đấu nối nó phức tạp hơn rất nhiều so với dùng một CB như nhà dân bình thường. Hệ hống điện kiểu có cả 3 dây L,N và E thì đòi hỏi có chuyên môn. 

Tóm lại: Cách đấu một cái CB chống giật cho hộ gia đình thì dễ, ai cũng làm được nhưng đấu cả một hệ thống thì hoàn toàn khác. Mọi vấn đề thì cũng không khó nhưng trước khi muốn làm chúng tôi có thể hỗ trợ bạn. 

Lời khuyên chân thành trong việc một thực hiện một thao tác nào liên quan đến điện mà chưa biết chắc thì nên tìm sự tư vấn. Muốn sửa chữa những sự cố đơn giản cần ngắt điện nguồn. Mọi sự hỗ trợ của chúng tôi qua zalo: 0978100656 Mr Linh


Đăng nhận xét

0 Nhận xét