![]() |
Hiện tượng phát tia lửa điện lâu ngày sẽ gây cháy nổ nguy hiểm |
Hiện tượng phát tia lửa điện trong hệ thồng điện là rất phổ biến, nếu như phát hiện sớm thì khắc phục tốt còn để lâu ngày có thể gây cháy, nổ hoặc hư hỏng thiết bị rất nhanh.
Những nguyên nhân của hiện tượng phát tia lửa điện trong các thiết bị của hệ thống điện
- Trong quá trình đấu nối không siết chặt các điểm nối, hoặc các điểm đấu như công tắc, CB, chân các ổ cắm, chân thiết bị, phụ tải...
- Dây dẫn tuốt xong cứ thế cắm vào đấu mà không bo, xoắn đầu lại thành khối.
- Trong quá trình sử dụng các thiết bị rung lắc, lỏng điểm tiếp xúc, hay dây đồng, đầu cos bị đứt, móp, méo khi có tải tiêp xúc không tốt sẽ phát tia lửa điện.
- Công tắc bị hư do bật tắt quá nhiều, ổ cắm hở ngàm do dùng quá lâu, các tiếp điểm bị oxi hóa...
![]() |
Có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng phát tia lửa, nẹt lửa trong hệ thống điện |
- Ngoài ra còn do việc chúng ta dùng thiết bị sai quy cách như các thiết bị có công suốt tiêu thụ điện lớn đang hoạt động mà rút điện đột ngột.
Những dấu hiệu cho thấy hiện tượng phát tia lửa điện, nẹt điện trong hệ thống điện
- Khi bạn bật tắt các thiết bị mà thấy phát tia lửa điện, nẹt điện ...
- Nếu các thiết bị kín như công tắc, CB trong tủ điện, ổ cắm thường xuyên nghe mùi khét, hay tháo ra thấy đen đầu.
- Các điểm tiếp xúc, điểm nối, điểm đấu cũng có dấu hiệu như trên thì đã có hiện tượng nẹt lửa ở đây rồi bạn nhé, cần nhanh chóng khắc phục.
![]() |
Đấu nối cần siết chặt các điểm đấu, ổ cắm cần bo dây và siết chặt chân |
- Khi có hiện tượng khét điện cần kiếm tra khắc phục tránh để tình trạng này diễn ra lâu sẽ hỏng thiết bị, gây cháy nổ hậu quả nghiêm trọng.
Cách khắc phục hiện tượng phát tia lửa điện
- Để khắc phục điện tượng phát tỉa lửa điện trong hệ thống điện, các thiết bị điện, phụ tải... cần chú y các điều sau:+ Việc thi công, đấu nối cần quán triệt trước là dây khi đấu cho công tắc, ổ cắm, vào chân CB, thiết bị, phụ tải cần xoắn lại với nhau, và siết chặt.
+ Các thường xuyên kiểm tra các điểm đấu nối mà hay sử dụng cũng như thiết bị, máy móc rung lắc mạnh để kịp thời khắc phục vì dây đồng mềm, rung lắc mạnh một thời gian sẽ hao mòn dây, gây lỏng và phát tia lửa điện là điều tất yếu.
![]() |
Sai lầm lớn nhất của người thợ là không xoắn dây, bo dây trước khi đấu nối |
- Hầu hết hiện tượng phát tia lửa điện là do trong quá trình đấu nối người thợ không bo dây, không siết chặt dây vào các điểm tiếp xúc, nhét dây quá nhiều vào một điểm và không xoắn chúng vào với nhau tao thành khối.
- Không nên ngắt thiết bị điện một cách đột ngột như rút nguồn khi thiết bị đang hoạt động đây là một thao tác thường thấy gây phát tia lửa điện. Với điện 3 pha có thể gây bỏng điện rất nguy hiểm.
- Bấm đầu cos khi đấu nối cũng là một giải pháp rất tốt đề hạn chế việc phát tia lửa điện tuy nhiên việc này cần chuyên môn và bỏ chi phí nên trong dân dụng, đặc biệt là điện nhà ít người lưu tâm.
![]() |
Dùng đầu cos hạn chế được rất nhiều hiện tượng phát tia lửa điện, an toàn |
- Với điện rút phích cắm hay cắm điện vào cần làm dứt khoát, không nên lắc thiết bị như vậy sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng phát tia lửa bạn nhé. Tắt thiết bị trước khi cắm điện vì cắm điện khi có tải rất nguy hiểm.
Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích cho bạn, giúp bạn có thêm những kiến thức về việc sử dụng điện an toàn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé!
Các bạn muốn mình hỗ trợ trong mọi sự cố về điện dân dụng thì vui lòng liên hệ qua zalo số hotline trên blog.
0 Nhận xét