Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi trời mưa chúng ta cần hết sức lưu tâm trong việc phòng chống tai nạn điện giật. Bị điện giật trong môi trường ẩm ướt sẽ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong là rất cao vì thế cần biết cách đề phòng tránh tai nạn điện trong điều kiện trời mưa.
![]() |
Phòng tránh điện giật khi trời mưa là kỹ năng rất quan trọng |
Kỹ năng phòng tránh tai nạn điện là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với người không hiểu chuyên môn về điện, làm việc dưới các điều kiện không an toàn như ẩm ướt, mưa... Trong dân dụng cũng vậy nhiều khi chủ quan và thiếu hiểu biết đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Vì sao trời mưa thường bị điện giật nhiều hơn trong điều kiện nắng ráo?
Trơi mưa độ ẩm cao, nước dẫn điện vì thế trong điều kiện đó những mối hở mà không được bọc cách điện cũng như những điểm trầy xước sẽ là nơi rò điện ra ngoài. Nếu vô tình chúng ta chạm vào vùng ẩm ướt sẽ bị điện giật.Độ ẩm càng cao thì nguy hiểm càng lớn, điện trở là yếu tố cản trở dòng điện, điện trở càng thấp thì dòng điện qua người và phân lưu qua tim càng lớn, càng nguy hiểm. Độ ẩm cao điển trở sẽ rất nhỏ, bất kể con người hay đồ vật. Vì thế để an toàn không nên chạm vào máy móc hay đồ vật mang điện khi mưa, tay ẩm ướt...
![]() |
Không nên tiếp xúc với các vật mang điện trong điều kiện trời mưa, ẩm ướt |
Thời tiết nắng ráo, độ ẩm thấp, điện trở sẽ cao vì thế trong điều kiện thời tiết này con người ít bị điện giật và khi bị giật cũng không nguy hiểm bằng thời tiết ẩm ướt. Tuy nhiên khuyến cáo là không nên tiếp xúc với các vật mang điện trong mọi điều kiện, hãy nghĩ về an toàn trước khi làm một việc gì đó.
Những nơi thường xuyên bị rò điện khi trời mưa chúng ta nên tránh xa
- Trong gia đình nơi thường xuyên bị rò điện khi trời mưa là máy bơm nước, phao điện máy bơm, mái tôn có tiếp xúc với dây điện đi qua, máy tấm nóng lạnh trực tiếp, cổng sắt có đường dây điện đi qua... Hãy thật lưu ý trong các trường hợp đã nêu, nhà có trẻ nhỏ cần phải thận trọng hơn. Hãy dùng CB chống giật trong nhà để hạn chế phần nào sự nguy hiểm của việc rò điện.- Tuyệt đối khi đi ra đường trong điều kiện trời mưa ngập không đi gần các cột đèn giao thông, đèn chiếu sáng đường phố, trạm biến áp ven đường, không sờ vào các thiết bị ấy đặc biệt là vào ban đêm.
Những nơi này là yếu tố gây ra nhiều vụ tai nạn điện giật rất thương tâm đặc biệt là vào mùa mưa ở thành phố.
![]() |
Cột đèn chiếu sáng đường làm bằng kim loại nên rất dễ rò điện khi trời mưa |
- Máy hàn điện là một loại thiết bị rất nguy hiểm khi trời mưa mà nhiều thợ vẫn sử dụng làm việc, loại thiết bị này đã cướp đi nhiều sinh mang của công nhân, do điện giật trong quá trình hàn. Hãy ngưng tất cả việc sử dụng điện trong điều kiện không an toàn như trời mưa, độ ẩm cao, làm việc dưới nước...
Cách phòng tránh điện giật tốt nhất khi trời mưa
- Không dùng các loại máy móc thiết bị mang điện trong điều kiện trời mưa, nước ngập...- Thường xuyên kiểm tra cách điện các điểm tiếp xúc với mái tôn, cổng nhà bằng kim loại, không chạm vào cửa cổng, mái tôn khi trời mưa nước ngập.
- Dùng các loại thiết bị chống giật, chống dòng rò cho hệ thồng điện gia đình.
- Khi có những dấu hiệu của hiện tượng rò điện như bị giật nhẹ, chập cháy nổ... cần gọi người có chuyên môn khắc phục ngay.
![]() |
Dùng CB chống giật trong nhà là giải pháp bảo vệ an toàn cho mọi người |
Hy vọng những kiến thức trên hỗ trợ cho bạn phần nào trong việc phòng tránh tai nạn điện giật khi trời mưa. Hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nếu thấy có ích. Nếu cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề về điện hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline trên blog nhé! Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
0 Nhận xét