Trong hệ thống điện gia đình, chúng ta thường gặp các sự cố về việc CB CHỐNG GIẬT nhảy liên tục không rõ lý do. Hiện tượng này rất khó khắc phục triệt để nếu không thay chủng loại CB bảo vệ.
CB CHỐNG GIẬT nếu lắp đặt không đúng cách sẽ rất phiền phức trong quá trình sử dụng. Người không có chuyên môn về điện rất khó sửa lỗi về CB chống giật.
![]() |
Trong hệ thồng điện CB chống giật phải lắp đúng kĩ thuật |
Nguyên nhân CB chống giật đang dùng bổng dưng nhảy
Có nhiều nguyên nhân khiến cb chống giật đang dùng thì nhảy, thường thì có các nguyên nhân sau:- Quá tải do dùng thiết bị mới lớn hơn dòng định mức.
- Ngắn mạch do chạm chập ở những nơi mình không thấy như trần nhà, hộp nối hay trong chính tủ điện.
- Ngắn mạch do đinh vít bắt tủ xuyên thủng cách điện.
- Nguồn điện bị ẩm do mưa, nước, chuột cắn...
![]() |
CB chống giật nhảy có rất nhiều nguyên nhân |
Việc khắc phục hiện tượng nhảy của CB chống giật phức tập hơn so với các thiết bị đóng ngắt khác như CB, MCB... vì khi nhận thấy chỉ lệch tải thôi RCBO, ELCB... đã nhận biết đó là dòng ro nên nó nhảy. Nhiều dòng rò nhỏ nhưng sau một thời gian dòng đến ngượng cắt thì CB chống giật sẽ cắt. Đây là hiện tượng vì sao CB chống giật nhảy trong khoảng một thời gian nào đó đều đặn.
Cách khắc phục một số lỗi CB chống giật nhảy
Cách tốt nhất để CB chống giật hoạt động mà không gây phiền hà quá nhiều là chỉ sử dụng nó vào một hệ thống nhất định mà chúng ta có thể kiểm soát ví dụ như: Hệ thống ổ cắm, nhà vệ sinh, máy nước nóng... Tuyệt đối không dùng CB chống giật bảo vệ cho hệ thống chiếu sáng thay đổi, hoặc nơi khó kiểm soát.Thường xuyên test để đảm bảo rằng chống giật hoạt động tốt.
![]() |
CB chống giật nhảy khá nhiều lỗi phức tạp rất khó khắc phục |
Nếu cb chống giật thỉnh thoảng nhảy theo một khung giờ nhất định thì kiểm tra các yếu tố rò rỉ nhẹ như đinh vít tủ điện chạm nhẹ, các cách điện không đảm bảo, hay ẩm ở một số điểm.
CB chống giật nhảy liền khi bật một thiết bị nào đó, hay cắm, lắp thêm thiết bị do quá tải hoặc ngắn mạch.
CB nhảy khi trời mưa do hệ thống hoạt thiết bị chạm chập vì nước, độ ẩm, cần kiểm tra đường dây, thiết bị ngoài trời và những nơi có mưa tạt.
Có một nguyên nhân phổ biến khiến cb chống giật nhảy rất phiền là dùng bảo vệ cho hệ thống chiếu sáng thay đổi liên tục, như các nơi cho thuê, cơi nới nhà cửa, trần, mái tôn... những nơi này thường xuyên xảy ra rò điện. Cần tách hệ thống này vào một nơi riêng biệt và dùng cb thường.
Nên lắp cb chống giật ở những nơi nào?
CB chống giật là thiết bị bảo vệ rất an toàn cho người và hệ thống điện. Tuy nhiên nếu không cận thận thì nó là một sự phiền hà. Vì thế cần lắp đặt như thế nào đề tránh hiện tượng này:- Lắp những nơi có độ ẩm cao và riêng biệt, dễ bảo trì như nhà vệ sinh, ổ cắm, máy móc, thiết bị.
- Lắp cho các hệ thống chiếu sáng khô ráo và cố định, dễ kiểm soát.
- Lắp riêng biệt từng hệ thống, mỗi chống giật mỗi hệ thống, không dùng chung.
- Thường xuyên test kiểm tra.
- Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ! Nếu thấy hữu ích hãy lan tỏa cho mọi người cùng đọc nhé!
0 Nhận xét